LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO HỌC SINH,SINH VIÊN?
Mục Lục:
Đây có lẽ là một câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đang gặp phải. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà các bạn cần phải trang bị cho chính mình. Tuy nhiên hầu hết chúng ta không được học nó một cách bài bản và đầy đủ. Không chỉ cần khi chúng ta đang là sinh viên mà còn cả sau khi đi làm tại các doanh nghiệp, công ty. Việc trình bày một dự án, một ý tưởng, một suy nghĩ…là điều vô cùng quan trọng.
VẬY CÁC BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH TỐT, HOÀN HẢO VÀ ẤN TƯỢNG
NHỮNG SUY NGHĨ KHIẾN BẠN HIỂU SAI VỀ THUYẾT TRÌNH
– Những người thuyết trình tốt là do có năng khiếu ăn nói, do bẩm sinh.
– Kỹ năng thuyết trình không cần có quy trình hay phương pháp cụ thể nào cả.
– Một bài thuyết trình tốt hay không phù thuộc vào slide của bạn có đẹp hay không.

MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH TỐT VÀ ẤN TƯỢNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
-Kỹ năng thuyết trình hiểu đơn giản là khả năng trình bày, diễn giải một vấn đề, một kiến thức… nào đó đến người nghe một cách dễ nhất. Mục tiêu là làm cho người nghe hiểu và nắm được kiến thức bạn truyền đạt.
Cách bạn nói sẽ tạo nên cảm nhận cho người nghe.
-Cấu trúc của một bài thuyết trình tốt được chia làm: 50%-30%-20%:
+50% là ở cách bạn nói
+30% Là những gì bạn diễn đạt, nói.
+ 20% là công cụ( Slide, ảnh, video,….)
-Cách mà bạn nói sẽ bao gồm có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể ( body nói)
Ngôn ngữ nói gồm các yếu tố sau:
+Ngữ điệu: là không được nói liên tục, nói nhanh (bạn đang thuyết tình chứ không phải đang thi Rap Việt), nhưng cũng không được nói quá chậm. Lời nói phải rõ ràng rành mạch từng câu, từng chữ để người đọc có thể hiểu được. (Nếu bạn quen nói những từ ngữ tiếng địa phương thì hãy cố gắng để điều chỉnh bằng việc luyện giọng chuẩn để mọi người có thể hiểu được những gì bạn trình bày)
+Nhịp điệu: Là sự nhấn nhá, lên xuống của câu từ khi thuyết trình. Khi bạn hiều được điều này chính là lúc mà bạn sử dụng ngữ điệu của mình để điều khiển sân khấu, lớp học. Khi đám đông bắt đầu ồn lên hay dập tắt nó trước khi mọi điều trở nên tồi tệ. Hãy sử dụng các từ ngữ như: Đặc biệt là; đầu tiên; tuy nhiên; hơn nữa; như mọi người có thể thấy; các tính từ mạnh: mạnh; thần tốc; nổi bật.
+Âm lượng: Bạn không muốn bài thuyết trình của bạn chỉ một mình bạn nghe chứ? Hãy luyện tập để nâng cao âm lượng của mình, tuy nhiên sao cho vừa phải để làm sao cho mọi người đều có thể nghe và cảm nhận những gì mà bạn đang trình bày. Khi còn là sinh viên thì các bạn nên tập làm quen với việc sử dụng MIC, tuy hơi khó nhưng khi cầm nhiều bạn sẽ quen, lúc đó sân khấu sẽ là của riêng bạn
Ngôn ngữ cơ thể:


Làm sao có thể diễn đạt một cách trôi chảy mạch lạc và dễ hiểu. Điều này đỏi hỏi bản thân bạn cần phải có một vốn từ đủ lớn để có thể diễn tả được thông điệp thông qua các câu chuyện, kinh nghiệm, thuật ngữ, các ví dụ…. Nó giống như cái cách bạn học từ vựng tiếng anh để mô tả một cô gái vậy. Vậy làm sao để cải thiện được vốn từ của bản thân:



Dù chỉ chiếm Khoảng 20% nhưng các bạn sinh viên nên cố gắng khai thác triệt để ở phần này để không bị điểm.
Một bài thuyết trình tốt buộc người trình bày phải luôn giữ được cảm xúc của người nghe. Tuy nhiên nếu chúng ta không biết cách kết hợp một cách bài bản và chi tiết thì sẽ làm cho cảm xúc của người nghe trùng xuống như một video không hấp dẫn…Hãy học hỏi những điều này qua các video của những diễn giả lớn hoặc các thầy cô của bạn.
Ngoài ra còn 2 yếu tố nữa các bạn cần chú ý tới đó là:
Sự tập trung: Phần lớn thời gian mọi người tập trung và quan sát bạn, vì thế mọi hành động của bạn đề tạo nên tác động đối với người nghe. Hãy kiểm soát và giải quyết tình huống một cách khéo léo, khôn ngoan.
VD: Có ai đó đi ngang qua cửa; một bạn nào đó đến muộn,…hãy luôn cố gắng hướng sự tập trung của mọi người vào bạn chứ không để họ chú ý ra bên ngoài.
Sự nghiêm túc: Hầu hết các bạn đều bị mắc lỗi này. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi thuyết trình qua việc cười đúng lúc, đùa đúng chỗ, không nên thể hiện cảm xúc thái quá vì mọi người đều đang quan sát bạn. Hãy bình tĩnh, mọi vấn đề đềucách giải quyết. Đặc biệt hãy tôn trọng người bạn chuyển slide giúp bạn qua những câu nói: Chúng ta cùng đến với slide tiếp theo; Sau đây sẽ là phần tiếp theo;Tiếp theo sẽ là phần ABC…Xin lỗi chúng ta hãy quay lại slide trước; Hãy trở lại với slide trước một chút,….
LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH?
Mọi kỹ năng đều phải luyện tập và có thời gian rèn luyện mà có. Bạn hãy luyện tập nó thường xuyên bằng cách tập trình bày ý kiến với chính mình; gia đình; nhóm bạn; trước lớp;trước gương…Nỗi sợ chỉ là nhất thời, hối hận là mãi mãi. Dũng cảm không phải là không sợ mà là biết sợ mà vẫn làm. Làm mới có kết quả, không làm thì không có kết quả.
Xem thêm: Tại sao cần phát triển bản thân.
Đọc thêm các bài viết khác tại: Beeone.